Attenuation và Event Dead Zone OTDR là gì? Hay Vùng chết là gì?

Máy đo OTDR (Optical Time Domain Reflectometer), là một trong những thiết bị kiểm tra sợi quang quan trọng nhất, được các kỹ thuật viên sử dụng phổ biến để kiểm tra xác định lỗi trên đường truyền sợi cáp quang. Có một số thông số kỹ thuật của OTDR có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất của nó. Và một trong số đó là thông số Dead Zone ( Vùng chết hay vùng mù), hay trong các bảng chỉ tiêu kỹ thuật của OTDR, bạn sẽ thấy các thông số như Event Dead Zone hay Attenuation Dead Zone. Vậy Dead Zone là gì? Event dead zone là gì? Attenuation dead zone là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

 

++++ Tham khảo thêm: Nguyên lý hoạt động máy đo otdr

 

Định nghĩa vùng chết Dead Zone của OTDR

Đồ thị OTDR

Vùng chết của OTDR là khoảng cách (hoặc thời gian) mà OTDR không thể phát hiện hoặc định vị chính xác bất kỳ sự kiện trên đường truyền. Nó thường có thể nhận thấy ở đầu của các đường đặc tuyến hoặc bất kì điểm phản xạ lớn nào.

 

 

Tại sao lại có vùng chết Dead Zone?

 

OTDR hoạt động theo nguyên lý phản xạ, thiết bị này truyền một xung quang vào trong đường truyền quang. Khi gặp các điểm như Connector, mối hàn, cuối sợi, tín hiệu sẽ bị phản xạ ngược trở lại. Khi đó, bộ Detector trong OTDR sẽ thu các tín hiệu phản xạ này, giải mã và chuyển đổi hiển thị lên màn hình OTDR. Tuy nhiên, nếu 2 sự kiện liên tiếp quá gần nhau, khi đó năng lượng phản xạ về thường quá lớn, khi đó đầu dectector bị bão hòa với ánh sáng phản xạ, và nó cần thời gian phục hồi lại trạng thái bình thường. Trong thời gian phục hồi này, nó không thể tiếp nhận bất cứ tín hiệu phản xạ nào, khoảng này chính là Dead Zone. Điều này tương tự như việc mắt bạn sẽ mất thời gian phục hồi sau khi nhìn vào mặt trời hoặc đèn flash. Phản xạ càng lớn, thì vùng chết càng rộng. Ngoài ra, vùng chết cũng chịu ảnh hưởng của độ rộng xung, độ rộng xung càng lớn, dải động càng cao, dẫn đền vùng chết càng dài.

 

++++ Có thể bạn quan tâm: Dải động là gì?

Phân loại Vùng chết Dead Zone

Có hai loại là Event Dead Zone - EDZ (vùng chết sự kiện) và Attenuation Dead Zone ADZ (vùng chết suy hao)

Dead zone là gì

 

Vùng chết sự kiện là gì? hay Event Dead Zone là gì?

 

Vùng chết sự kiện là khoảng cách tối thiểu giữa điểm đầu của một sự kiện phản xạ và điểm phát hiện sự kiện phản xạ tiếp theo. Hay nói đơn giản, đây là khoảng cách nhỏ nhất mà OTDR có thể phát hiện được 2 sự kiện phản xạ liên tiếp. Theo định nghĩa Telcordia, vùng chết sự kiện là vị trí  mà tại đó sự phản xạ đã giảm 1.5 dB so với đỉnh của phản xạ đầu tiên.

 

Vùng chết sự kiện - Event Dead zone

Vùng chết suy hao là gì? Attenuation Dead Zone là gì?

 

Vùng chết suy hao là khoảng cách tối thiểu sau đó có thể phát hiện và đo được hai sự kiện không phản xạ liên tiếp. Theo định nghĩa Telcordia, đó là vị trí mà tín hiệu nằm trong khoảng 0.5 dB ở trên hoặc dưới đường kẻ phản chiếu ngược sau xung đầu tiên. Có thể nói một cách đơn giản, vùng chết suy hao là khoảng cách nhỏ nhất để máy otdr có thể tiến hành phép đo suy hao cho một sự kiện.

Vùng chết suy hao là gì

 

+++++ Mời bạn tham khảo bài viết: Suy hao quang là gì?

 

 

Lưu ý: Nói chung, để tránh các vấn đề gây ra bởi vùng chết, cần trang bị cuộn cáp phóng đủ chiều dài luôn được sử dụng khi kiểm tra cáp cho phép đồ thị OTDR ổn định sau khi xung kiểm tra được gửi vào sợi để người dùng có thể phân tích sự bắt đầu của cáp mà họ đang thử nghiệm.

 

Như đã đề cập ở trên, các vùng chết có thể được giảm bằng cách sử dụng một độ rộng xung thấp hơn, nhưng nó sẽ làm giảm dải động. Do đó, điều quan trọng là chọn độ rộng xung đúng cho liên kết đang được kiểm tra khi mô tả một mạng hoặc một sợi. Nói chung, độ rộng xung ngắn, vùng chết ngắn và công suất thấp được sử dụng để kiểm tra và khắc phục sự cố các liên kết ngắn, nơi các sự kiện được sắp xếp chặt chẽ, trong khi độ rộng xung dài, vùng chết dài và công suất cao được sử dụng cho sợi dài để tiếp cận khoảng cách xa hơn cho các mạng dài hơn hoặc các mạng có tổn hao cao.

 

++++ Có thể bạn quan tâm: hướng dẫn đo công suất quang

 

Qua bài viết trên đây của chúng tôi, hi vọng bạn đã hiểu được Vùng chết là gì? Vùng chết suy hao và vùng chết sự kiện là gì?

Để được tư vấn kỹ hơn về thông số kỹ thuật của máy đo cáp quang OTDR. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.