SỬ DỤNG OTDR KHĂC PHỤC SỰ CỐ MẠNG GPON

SỬ DỤNG OTDR KHĂC PHỤC SỰ CỐ MẠNG GPON

Việc khắc phục một sự cố xảy ra với mạng quang thụ động Point-to-Multipoint (PON) có thể phức tạp hơn nhiều so với mạng Point-to-Point. TMTECH JSC xin giới thiệu đến quý vị bài viết hướng dẫn khắc phục sự cố mạng PON sử dụng Máy đo OTDR

Mạng quang FTTx điểm-điểm (Point-to-Point FTTx Network)

Khi lỗi xuất hiện trên mạng quang FTTx điểm-điểm, mạng sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn, khi đó rất đơn giản ta có thể xử lý sự cố mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào tới khách hàng.

Để khắc phục lỗi xảy ra, chúng ta chỉ cần sử dụng một Máy đo quang OTDR có bước sóng hoạt động bất kỳ, ví dụ như 1310 hoặc 1550 nm. Vì lúc này tín hiệu truyền trên sợi quang không còn. Để tìm hiểu về máy đo OTDR, mời Quý vị tham khảo bài viết của chúng tôi tại đây

Mang quang diem-diem

Hình 1: Mạng quang điểm – điểm

Mạng quang điểm – đa điểm (Point-to-Multipoint Network)

Việc xử lý sự cố trên mạng PON fiber-to-the-home (FTTH) có khá nhiều điểm khác biệt.

ITU-T và IEEE đã công bố nhiều chuẩn cho mạng quang truy nhập và cấu trúc mạng PON. Như Hình 2, mạng PON bao gồm một OLT (Optical line terminal) đặt tại trung tâm, và kết nối đến rất nhiều ONT (Optical network terminals) thông qua các bộ chia quang Splitter. Mỗi ONT tương ứng với một khách hàng. Đôi lúc, trong mạng sử dụng thêm Splitter thứ cấp để cung cấp dịch vụ cho các tòa nhà hoặc khu dân cư (Hình 3)

            Mang PON đơn và nhiều cấp

   Hình 2: Mô hình mạng PON đơn                                     Hình 3: Mô hình mạng PON nhiều tầng

Có nhiều tình huống có thể xảy ra với mạng, có thể xét đến một số trường hợp sau:

Trường hợp 1: Chỉ có 1 khách hàng gặp sự cố

Khi chỉ có 1 khách hàng gặp sự cố, có 3 khả năng có thể xảy ra(xem Hình 4):

-          Lỗi xảy ra trên cáp giữa khách hàng và vị trí splitter gần nhất

-          Lỗi xảy ra với thiết bị ONT

-          Lỗi xảy ra tại cáp đi trong nhà khách hàng

1 khách hàng gặp sự cố trong PON

Hình 4: Khả năng lỗi xảy ra trong trường hộp chỉ có 1 khách hàng gặp sự cố

Trường hợp 2: Tất cả khách hàng kết nối đến 1 splitter gặp sự cố

Khi mà tất cả khách hàng kết nối đến cùng một splitter không có dịch vụ, nhưng các khách hàng khác kết nối tới cùng OLT có, thì có thể (Hình 5):

-          Lỗi tại bộ chia cuối cùng

-          Lỗi trên sợi quang giữa 2 bộ chia

Hình 5: Tất cả các khách hàng kết nối tới splitter cuối gặp sự cố

 

 

Trường hợp 3: Tất cả khách hàng kết nối chung tới OLT gặp sự cố

Các khả năng có thể:

-          Lỗi trên bộ chia gần OLT nhất

-          Lỗi trên cáp nối từ OLT ra

-          Lỗi trên thiết bị OLT

Hình 6: Tất cả khách hàng gặp sự cố

Việc khắc phục các sự cố có thể được tiến hành khi mạng không hoạt động (out of service) hoặc đang hoạt động (in service testing). Việc khắc phục sự cố khi mạng đang hoạt động là cần thiết khi sự cố không xảy ra với toàn bộ khách hàng.

Những hạn chế khi đo kiểm mạng đang hoạt động

Để có thể khắc phục mạng PON đang hoạt động, có thể sử dụng 2 thiết bị sau:

-          PON Power meter  (Đồng hồ đo công suất quang PON)

-          Máy đo OTDR cáp quang sử dụng bước sóng 1625 hoặc 1650 nm

Thông thường bước sóng truyền tín hiệu là 1310/1490 hoặc 1310/1490/1550nm. Một Máy đo công suất quang PON thường được sử dụng để kiểm tra tín hiệu có được thu phát tới ONT hay không. Máy đo công suất quang sẽ tiến hành đo công suất của tất cả các tín hiệu và sau đó xác định liệu sự cố xảy ra từ ONT hay từ mạng.

 

Việc sử dụng một máy đo OTDR với 2 bước sóng 1310 hoặc 1550nm sẽ gây nhiễu cho tín hiệu.  Cùng lúc đó, tín hiệu truyền cũng có thể gây nhiễu với bộ thu của OTDR, gây ra khó khăn trong việc xác định các đặc tuyến của OTDR. Vì các lý do trên mà một Máy đo cáp quang truyền thống không thể được sử dụng, và chỉ có thể sử dụng một OTDR có tính năng đo khi mạng đang hoạt động.

 

Các bước xác định vị trí lỗi

Mặc dù mỗi một nhà cung cấp có một quy trình xử lý khi gặp sự cố mạng, tuy nhiên chúng tôi cũng giới thiệu một quy trình khắc phục sự cố để quý vị tham khảo:

 

Hình 7: Tổng hợp các sự cố và cách khắc phục bằng OTDR

Lựa chọn Máy đo OTDR để kiểm tra mạng quang In-service

Một máy đo cáp quang OTDR In-service được thiết kế đặc biệt cho việc đo trên mạng quang đang hoạt động. Đây là một thiết bị chuyên dụng sử dụng một bước sóng khác so bước sóng đang dùng để truyền dữ liệu trên mạng để việc đo kiểm không gây ảnh hưởng tới việc truyền và nhận tín hiệu trong mạng.

 

Đầu tiên, OTDR cần phải không gây ảnh hưởng tới khách hàng khác trong khi vẫn bắn một sóng lên OLT, trong phần lớn các trường hợp, OLT từ chối nhận tín hiệu trên 1625nm.

 

Sau đó, tín hiệu thông tin mà OTDR nhận được sẽ bị từ chối để có thể có được một đồ thị chính xác trên OTDR.  Cần phải sử dụng một bộ lọc dải rộng để bảo vệ OTDR.

Hình 8: Sử dụng OTDR khắc phục sự cố tại vị trí khách hàng (ONT được ngắt kết nối)

Phần lớn các nhà cung cấp sử dụng bước sóng 1625nm cho việc đo kiểm mạng PON. Một vài nước, ví dụ như Nhật Bản, còn sử dụng bước sóng 1650nm.

 

Hiện nay một số nhà cung cấp có khả năng cung cấp máy đo OTDR cho mạng PON như JDSU, Anritsu, Yokogawa, Terahertz. Tùy vào nhu cầu sử dụng và túi tiền, quý vị có thể chọn cho mình một chiếc máy phù hợp.

 

Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất khi có nhu cầu mua Máy đo OTDR.

 

Để tìm hiểu về các dòng sản phẩm mà chúng tôi đang cung cấp.  Vui lòng truy cập chuyên trang Máy đo cáp quang OTDR

 

Trong loạt bài tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý vị cách lựa chọn các thông số phù hợp khi sử dụng Máy đo cáp quang OTDR, mời quý vị quan tâm đón đọc.