Kể từ khi sợi quang lần đầu được sử dụng vào những năm 80 của thế kỉ trước, cho đến nay không thể phủ nhận lợi ích to lớn của việc sử dụng sợi cáp quang là như thế nào. Việc truyền dẫn thông tin quang được sử dụng từ nước phát triển cho đến nước kém phát triển, từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên cùng với đó là những thách thức đối với các kỹ sư khi cần phải tìm ra chiếc máy hàn cáp quang với mức chi phí rẻ, chất lượng tốt. Ngày nay có khá nhiều nhà sản xuất máy hàn quang trên thị trường, như: Comway, Fujikura, Sumitomo, Skycom, Ilintech....Và thật khó để cho chúng ta có thể chọn cho mình một chiếc máy phù hợp cho công việc của mình.
Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc như: máy hàn cáp quang nào tốt? nên chọn loại máy hàn quang nào? làm thế nào để kiểm tra được máy mình mua có chất lượng tốt, tiêu chí đánh giá như thế nào để có một máy hàn quang chất lượng tốt. Bài viết gồm các phần sau:
1. Giới thiệu máy hàn quang căn chỉnh lõi - lõi (Core to core Alignment Fusion Splicer)
2. Giới thiệu máy hàn quang căn chỉnh lớp phủ (Cladding Alignment Fusion splicer)
3. Các câu hỏi thường gặp
4. Kinh nghiệm chọn máy hàn quang
5. Lời khuyên để có mối hàn tốt hơn
Máy hàn quang là thiết bị được sử dụng để hàn nối 2 sợi quang lại với nhau. Mục tiêu là để ánh sáng (hay tín hiệu) có thể truyền từ sợi này sang sợi kia mà không xảy ra hiện tượng tán xạ, phản xạ trở lại. Nguồn nhiệt để hàn có thể là hồ quang điện, chùm tia laser, gas, hoặc dây tóc volfram. Ngày nay việc sử dụng máy hàn quang với công nghệ phóng hồ quang điện là phổ biến hơn cả.
Một máy hàn quang cần phải được trang bị hệ thống căn chỉnh sợi để có thể hàn chính xác. Ngày nay có 2 công nghệ căn chỉnh được sử dụng bao gồm: Công nghệ căn chỉnh lõi - lõi và công nghệ căn chỉnh lớp phủ.
Một số tên gọi khác cho côn nghệ này có thể được nhắc đến như: Profile Aligment System, Active alignment of the cores, hay core alignment fusion. Công nghệ này thì đắt hơn khá nhiều so với các công nghệ khác do sự phức tạp trong thiết kế, đồng thời cũng mạnh mẽ, linh hoạt hơn và cũng ít nhạy cảm hơn khi thay đổi loại sợi và môi trường hoạt động.
Máy hàn căn chỉnh lõi sử dụng một hệ thống quang học phức tạp để theo dõi, đo lường vị trí của lõi sợi quang trong suốt quá trình căn chỉnh, Sợi quang được đặt trên rãnh chữ V của máy hàn, sau đó được căn chỉnh theo các phương ngang (trục X), dọc(trục Y), vào/ra(trục Z) với mục tiêu làm cho lõi của 2 sợi được đặt đồng tâm. Việc căn chỉnh để lõi 2 sợi thằng hàng tốt bao nhiêu thì kết quả mối hàn tốt mấy nhiêu.
Máy hàn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để có thể nhìn được sợi. Một số máy sử dụng 4 motor bước, một số sử dụng 6 motor (kết quả chính xác hơn) để căn chỉnh sợi theo các trục X, Y, Z, cho đến khi hệ thống quang học có thể phát hiện ra lõi sợi quang bằng việc xác định sự khác nhau về chiết suất giữa lớp phủ và lõi. Sau đó máy sẽ tiến hành căn chỉnh vị trí của sợi sao cho thằng hàng và đồng tâm nhất có thể.
Các tên gọi khác cho công nghệ Cladding Aligment có thể kể đến như: Passive Aligment, Fixed V-Groove type. Đây là hệ thống căn chỉnh thụ động, nó phụ thuộc vào việc căn chỉnh trước của rãnh chữ V. Sự chuyển động duy nhất của sợi là dọc theo trục Z khi máy hàn di chuyển 2 sợi lại gần với nhau. Quá trình này phụ thuộc vào độ chính xác của rãnh chữ V cũng như độ sạch của sợi. Rãnh chữ V bị sứt mẻ, hoặc sợi quang bẩn có thể dẫn đến việc 2 sợi được đặt không đồng tâm, gây ra khó khăn cho việc hàn sợi, hoặc nếu thực hiện được thì mối hàn sẽ có suy hao lớn hơn.
Công nghệ Cladding Alignment phụ thuộc vào lõi của sợi có ở chính tâm hay không. Nếu lõi lệch tâm sẽ gây ảnh hướng lớn tới kết quả hàn, suy hao sẽ cao hơn. Điều này đặc biết đúng trong trường hợp sợi đơn mode, với lõi rất nhỏ, và chỉ cần một sự lệch tâm nhỏ cũng đủ gây ra mối hàn chất lượng kém.
- Các thương hiệu đang có mặt tại Việt Nam như: Comway, Fujikura, Sumitomo, Inno, Furukawa (Fitel), Ilsintech, Skycom...
Tham khảo sản phẩm: >>>> Máy hàn quang comway
- Hiện nay thương hiệu nổi tiếng nhất là Fujikura (Nhật), kế đến là Comway (Mỹ), Sumitomo (Nhật)..
- Máy Nhật giá khoảng 7000 USD
- Máy Hàn, Mỹ giá khoảng 5000 USD
- Máy của Trung Quốc giá khoảng 3000 USD
Tham khảo thêm:>>>>>> Máy hàn cáp quang trung quốc
- Single Core fiber Splicer (Máy hàn đơn lõi), Ribbon Splicer (Sử dụng cho sợi Ribbon), kiểu đặc biệt (Special Slicer)
- Nguyên tắc của các kiểu máy là như nhau, Máy hàn Single core chỉ cho phép hàn 1 sợi 1 lần, trong khi đó Ribbon Splicer cho phép hàn nhiều sợi cùng lúc, có thể là 2/4/6/8 sợi cùng lúc.
- Hiện tại thì Comway C10, Comway C8 và Comway C6 là các máy hàn quang nhanh nhất với thời gian hàn chỉ 6 giây.
Tham khảo thêm:>>>>>> Máy hàn quang Comway C6
- Dao cắt có độ chính xác vết cắt càng gần với 90 độ càng tốt thông thường đạt khoảng: 90 đô +- 0.5 độ, loại tốt thì đạt: 90+-0.4 độ, loại cực tốt thì đạt: 90+- vi sai nhỏ hơn 0.3 độ
- Dao cắt càng đơn giản càng tốt, vì như vậy dễ thao tác, dao cắt càng ít thao tác, độ tự động càng cao thì cho chất lượng điểm cắt càng cao.
Vì đây là thiết bị công nghệ chính xác cao, nên máy phải được trang bị một số tính năng sau:
Tham khảo thêm >>>>>>> Phụ kiện máy hàn cáp quang
Có thể bạn quan tâm:>>>>> Hướng dẫn thay cặp điện cực
Mời Quý vị tham khảo Video hướng dẫn sử dụng Máy hàn quang Comway C6 - Model bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam
Trên đây là bài viết chia sẻ của chúng tôi về Kinh nghiệm chọn máy hàn cáp quang mới nhất năm 2017.
Mọi chi tiết, thắc mắc và yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Công ty Cổ phần Thiết bị và Dịch vụ Công nghệ T&M
Hotline: 096.2255.690
Đ/C: Tầng 8, Tòa nhà Sannam, Số 78 Duy Tân, P. Dịch vọng Hậu, Cầu Giấy, HN