Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông thông tin viễn thông cũng như mạng lưới điện quốc gia, việc xây dựng hệ thống cột anten và dây neo cáp cũng phải phát triển nhanh chóng và đồng bộ. Trong quá trình xây dựng thi công dây cáp, việc kiểm tra lực căng cáp là một phần không thể thiếu trong thiết kế đến quá trình thi công.
Việc đo kiểm tra lực căng dây cáp cũng ghóp phần quan trọng vào điều chỉnh độ thẳng đứng của cột và chính xác nhất. Sẽ là rất nguy hiểm nếu cột dây bị nghiêng do tác động của lực căng dây không được điều chỉnh chính xác khi thi công gây nên.
Có rất nhiều cách đo và phương pháp đo lực căng cáp, mỗi cách lại có ưu và nhược điểm khác nhau. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số cách đo lực căng cáp cơ bản:
Xác định đường tiếp tuyến với cáp tại trụ neo cắt với thân cột, bằng cách đo hoặc ước lượng xác định được giá trị (khoảng cách giữa điểm neo dây co trên tháp và điểm giao giữa đường tiếp tuyến và tháp)
Tạo dao động lên dây cáp bằng cách tác dụng lực xung kích lên dây cáp gần chô liên kết với trụ neo. Bắt đầu đếm số dao động thời gian của dao động từ vị trí neo cáp đến vị trí mố neo cáp, từ đó có thể tính ra lực căng cáp.
Phương pháp đo này rất đơn giản dễ áp dụng và kết quả đo tương đối chính xác. Nhưng cách đo này đòi hỏi vào kinh nghiệm, trình độ cũng như kỹ năng của kỹ sư hiện trường mới có thể áp dụng được hiệu quả.
Với phương pháp đo này, cần phải sử dụng thiết bị tiêu chuẩn cùng với phụ kiện. Cách đo này sử dụng đo bằng cách tăng lực kéo dần dần cho thiết bị đo lực, khi lực đạt tới đỉnh thì đoạn cáp được kẹp giữa thiết bị đo lực sẽ có xu hướng bị trùng. Chỉ số lực kéo căng được hiển thị trên màn hình từ lúc dây bắt đầu trùng được tính là lực căng của dây cáp.
Nếu lực căng không đạt theo đúng yêu cầu thiết kế thì có thể sử dụng tăng đơ để tăng hoặc giảm lực căng của cáp. Nhìn vào màn hình hiển thị của thiết bị cho đến khi lực căng đạt chuẩn thì dừng lại. Phương pháp đo này tương đối đơn giản và tiện lợi khi có thể điều chỉnh luôn lực căng của dây trong quá trình đo.
Ưu điểm của phương pháp này là không cần hiệu chỉnh kích thước và loại cáp, thiết bị sử dụng rẻ hơn nhiều so với các phương pháp khác.
Đây là phương pháp đo sử dụng thiết bị chuyển dụng rất đơn giản và hiệu quả. Tại Việt Nam đang có rất nhiều đơn vị viễn thông lớn sử dụng phương pháp đo đo lực căng cáp này. Các thiết bị đo sử phương pháp đo động võng này phải kể đến là máy đo lực căng cáp DILLON Quick-Check của Mỹ, CableBull CBM của Đức.
Các loại máy đo lực căng này sử dụng cơ chế 3 con lăn với 2 con lăn ngoài và 1 con lăn ở giữa (xem hình bên dưới). Con lăn trung tâm ở giữa sẽ được truyền lực để đo độ võng của dây, từ đó xác định được lực căng cáp. Lực căng cáp sẽ được hiển thị bằng các đại lượng đo lường kg, N, lb. Cả 2 thiết bị này đều cho phép người kiểm tra thao tác nhanh, dễ dàng thực hiện với độ chính xác chỉ ± 1% kết quả. Ưu điểm của phương pháp này là có thể vừa đo lực vừa điều chỉnh lực căng của cáp.
Một số ưu điểm của phương pháp đo này:
Trên đây là một số phương pháp đo kiểm tra lực căng cáp, qua bài viết này quý vị và các bạn có thể áp dụng một số phương pháp đo vào thực tế để kiểm tra mức độ chính xác của từng phương pháp đo.
Tại tm-tech.vn, chúng tôi cung cấp các thiết bị máy đo lực căng cáp, lực căng dây co, dây đai và nhiều thiết bị đo lực khác. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu và lựa chọn thiết bị đo phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của minh.